1. Thang cáp là gì?
Thang cáp hay còn được gọi là thang máng cáp, được chuyên dùng chứa dây dẫn và lắp đặt cho hệ thống cáp điện, phụ trợ cho ngành xây dựng… Sản phẩm được ứng dụng ở nhiều công trình như trường học, cao ốc, chung cư, văn phòng và nhà cái.
Hiện nay trên thị trường sản xuất thang cáp được sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau. Đồng thời quy trình thực hiện cũng áp dụng công nghệ hiện đại nhằm mang tới những sản phẩm chất lượng nhất. Việc sử dụng thang cáp mang tới nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Giúp đơn giản hoá về thiết kế hệ thống dây dẫn tổng.
- Chi phí lắp đặt thấp hơn nhiều so với hệ thống các loại ống dẫn cáp.
- Thời gian lắp đặt nhanh hơn giúp đáp ứng được tiến độ thi công.
- Sản phẩm có độ bền vượt trội, dây dẫn bên trong được bọc thêm lớp vỏ cách điện nên rất ít bị hư hỏng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí bảo trì cho người dùng.
Thang cáp thường được dùng để chứa dây dẫn và lắp đặt hệ thống cáp điện
2. Quy trình sản xuất thang cáp
Để sản xuất thang cáp đòi hỏi phải trải qua quy trình nghiêm ngặt, yêu cầu kỹ thuật cao, cụ thể như.
2.1. Tính toán kích thước sản xuất thang cáp
Trước khi bắt tay vào sản xuất thang cáp không thể bỏ qua bước tính toán kích thước. Điều này giúp sản phẩm đáp ứng được đầy đủ yêu cầu kỹ thuật và chức năng của công trình. Khi đó bạn cần phải xác định những tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể của khu vực thi công, Bao gồm các yếu tố như loại, số lượng dây dẫn, môi trường lắp đặt…
Dựa vào các thông tin này bạn sẽ tính toán về kích thước cơ bản của thang cáp như chiều rộng, chiều dài, độ cao… Cần phải đảm bảo đủ không gian để sắp xếp, quản lý dây dẫn và đáp ứng được những tiêu chuẩn liên quan tới độ bền chắc.
Tính toán chính xác kích thước để sản xuất thang cáp
2.2. Cắt phôi dựa trên kích thước đã tính toán
Ở bước sản xuất thang cáp này công nhân tiến hành cắt những tấm tôn thành phôi thích hợp với kích thước sẵn có. Các tấm tôn cần được kiểm tra kỹ càng đảm bảo nhẵn bóng, không bị oxy hoá hay xuất hiện cong vênh. Đồng thời độ dày cũng cần đạt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật riêng.
Quy định cắt cần thực hiện chính xác nhằm đảm bảo phôi có kích thước đồng đầu. Từ đó tạo độ vững chắc cho những bước gia công tiếp theo và đảm bảo chất lượng của công trình.
2.3. Đột lỗ trên phôi dựa theo yêu cầu sản phẩm
Ở giai đoạn sản xuất thang cáp này, những tấm phôi đã cắt được chuyển lên máy CNC để đột lỗ theo các bản thiết kế chi tiết. Quá trình này cần thực hiện bởi máy CNC nhằm mục đích đảm bảo độ chính xác cao, giúp tạo ra các lỗ đúng kích thước và vị trí theo yêu cầu. Đồng thời trong khi thi công cũng phải cẩn thận để đảm bảo tính đồng đều.
2.4. Gia công chấn lấp
Sau khi những tấm phôi được đột lỗ giống như bản thiết kế sẽ được chuyển tới máy chấn để tiến hành quá trình gấp và tạo hình. Ở giai đoạn này máy chấn uốn tấm phôi dựa vào kích thước, kết cấu định sẵn để tạo nên hình dạng chính xác nhất cho thang máng cáp.
2.5.Kiểm tra bề mặt của sản phẩm và sơn phủ
Sau khi đã hoàn tất được những công đoạn gia công và sản xuất thô công nhân sẽ tiến hành kiểm tra kỹ bề mặt rồi sơn phủ. Các chi tiết như mối hàn, mối nơi được kiểm tra kỹ càng để đảm bảo không có khuyết điểm.
Khi sản phẩm thô đạt được yêu cầu sẽ chuyển sang quá trình xử lý bề mặt bao gồm việc vệ sinh, tẩy rửa kỹ lưỡng nhằm loại bỏ đi bụi bẩn, dầu mỡ và tạp chất. Tuỳ thuộc từng công nghệ sơn phủ được sử dụng bề mặt sản phẩm sẽ xử lý đúng tiêu chuẩn sao cho lớp phủ sau cùng có độ bám dính tốt nhất.
Sơn phủ bề mặt của sản phẩm kỹ càng để tăng thêm độ bền
2.6. Bàn giao cho khách hàng
Bước cuối cùng của sản xuất thang cáp là kiểm tra, vệ sinh và đóng gói bàn giao cho khách hàng. Khi đó đơn vị sản xuất cần phải kiểm tra sản phẩm thật kỹ, vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ đi bụi bẩ, mảng bám. Cuối cùng đóng gói bằng vật liệu chuyên dụng và vận chuyển tới tay khách hàng.
3. Lưu ý khi sản xuất thang cáp
Quá trình sản xuất thang thang diễn ra theo nhiều bước khác nhau. Do đó để đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả của sản phẩm cao nhất anh em cần chú ý tới những điều dưới đây.
- Tính toán kích thước của thang cáp chuẩn xác và hợp lý để không ảnh hưởng tới chất lượng thi công của công trình.
- Lựa chọn vật liệu cho thang cáp và xử lý bề mặt cẩn thận, phù hợp nhu cầu sử dụng và môi trường hoạt động. Điều này giúp đảm bảo sản phẩm hoạt động bền bỉ theo thời gian và hiệu quả hơn.
- Kiểm tra, mài nhẵn các lỗ thoát nhiệt để đảm bảo chúng hoạt động tốt, tránh gây cản trở cho việc quản lý, bảo trì hệ thống dây dẫn.
- Đối với những sản phẩm sử dụng vật liệu tôn tráng kẽm hay inox cần phải có thêm đoạn tẩy dầu mỡ trên bề mặt trước khi thực hiện những công đoạn khác. Thang cáp làm từ tôn tráng kẽm, vết hàn cần được xử lý bằng sơn nhũ bạc để bảo vệ và duy trì của lớp mạ.
Lựa chọn vật liệu cho thang cáp phù hợp và xử lý bề mặt cẩn thận để đảm bảo độ bền cao
Qua bài viết trên chắc hẳn giúp mọi người nắm rõ hơn về quy trình sản xuất thang cáp hiệu quả, đạt tiêu chuẩn. Nếu bạn đang muốn được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm đừng quên truy cập website của chúng tôi và tham khảo ngay hôm nay.