1. Bảo trì tủ điện công nghiệp thực chất là gì?
Bảo trì tủ điện công nghiệp chính là tấ cả các công việc liên quan đến quá trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. Nhằm mục đích điều chỉnh, sửa chữa, thay thế một số chi tiết cấu tạo bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Điều này sẽ cho giúp thiết bị được phục hồi như ban đầu và đảm bảo hoạt động tốt hơn, hạn chế được các sự cố không mong muốn.
Hình ảnh minh hoạ
2. Vì sao cần nên bảo trì tủ điện thường xuyên?
Không ít khách hàng băn khoăn xem có nên bảo trì thiết bị này thường xuyên hay không? Bởi thực tế cho thấy, trong quá trình vận hành đã xảy ra rất nhiều vụ việc nhà máy, xí nghiệp bị cháy nổ tủ điện hay hệ thống dây chuyền sản xuất. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do chập điện, rò rỉ, bị oxy hóa mạch điện, sử dụng băng keo kém chất lượng,...
Do đó, việc bảo dưỡng tủ điện cần phải diễn ra thường xuyên, theo định kỳ như vậy sẽ mang đến được những lợi ích lâu dài.
- Giúp nhà máy, xí nghiệp tiết kiệm được chi phí khấu hao đáng kể so với việc đầu tư thiết bị mới.
- Bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp hạn chế xảy ra sự cố về linh kiện, tránh làm gián đoạn trong quá trình sản xuất.
- Đặc biệt, khi bảo trì theo định kỳ sẽ giúp gia tăng tuổi thọ sử dụng và đảm bảo thiết bị hoạt động hết được tốt hơn.
3. Sự cố ở điện tủ và nguyên nhân
Trong quá trình vận hành, thiết bị tủ điện của bạn có thể sẽ gặp phải một số sự cố phổ biến sau đây:
- Tủ điện công nghiệp bị mất điện do nguồn điện vận hành không ổn định hoặc điện áp truyền tải quá thấp/cao gây ra chập điện.
- Hệ thống tủ điện bị rò rỉ, nóng cháy, các động cơ điện bị kẹt dẫn đến quá trình chạy không ổn định.
- Hệ thống truyền động bị rung xóc vượt mức quy định dẫn đến hỏng vòng bi.
- Trạm biến áp quá tải gây ra sự cố về nguồn hoặc mất điện lưới.
- Bộ điều khiển, cảm biến, khí cụ điện (Contactor, Rơle, Cầu chì) bị hỏng.
Nguyên nhân gây ra tất cả những sự cố trên chủ yếu là do các yếu tố như:
- Môi trường xung quanh, điều kiện khí hậu, thời tiết, tác nhân vật lý, hoá học,...
- Do việc thiết kế, thi công không phù hợp với công trình gây ra sự cố hỏng hóc.
- Thiết bị sau khi lắp đặt không được vận hành đúng cách.
4. Quy trình bảo trì tủ điện công nghiệp đúng cách
Khi biết rõ về những sự cố và nguyên nhân gây hỏng thiết bị, chắc hẳn bạn đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc phải thường xuyên bảo trì tủ điện công nghiệp định kỳ. Dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn biết rõ hơn về quy trình bảo trì sản phẩm đúng cách:
Quy trình bảo dưỡng thiết bị tủ điện
4.1. Kiểm tra một lượt toàn bộ nguồn điện
Đầu tiên, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ nguồn điện trước khi bắt đầu công việc sửa chữa tủ điện. Điều này sẽ giúp bảo đảm an toàn tính mạng cho người sửa chữa.
Trong khâu này, bạn cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các thao tác sau:
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện bao gồm: các mạch đầu nối, dây dẫn,...
- Kiểm tra ngày gần nhất sửa chữa và bảo trì các lỗi của tủ điện trước đó (nếu có).
- Tiến hành kiểm tra bằng bút thử điện hoặc thiết bị đo dòng rò xem dòng điện có bị hở hay không.
- Kiểm tra hệ thống tiếp đất, nối đất có được đấu nối đảm bảo an toàn và kỹ thuật hay không.
- Kiểm tra cách điện của các thiết bị bên trong tủ điện như biến áp, động cơ, điện trở nhiệt,...
4.2. Hiệu chỉnh, sửa chữa, bảo trì
Trong giai đoạn này, các kỹ thuật viên sẽ thực hiện lần lượt 3 bước sau:
Bước 1: Kiểm tra rơ le điều khiển và bảo vệ từ ngoài vào trong.
Bước 2: Kiểm tra các khí cụ điện đặt trong tủ điện công nghiệp và làm sạch aptomat.
Bước 3: Tiến hành hiệu chỉnh, sửa chữa và bảo trì.
4.3. Thay thế những bộ phận mới
Cuối cùng chính là giai đoạn lắp đặt các bộ phận, linh kiện mới.
- Cân bằng hệ thống pha ở các dòng điện 3 pha.
- Thay thế các đoạn dây điện kém chất lượng do côn trùng phá hoại, bị oxy hoá hoặc đầu nối không đúng trong khi sử dụng.
- Thay thế, chỉnh sửa lại các thiết bị trong từng khu vực.
5. Kiểm tra lại hệ thống điện
Sau khi hoàn tất việc bảo dưỡng và sửa chữa theo đúng chuẩn yêu cầu về kỹ thuật, các chuyên viên sẽ tiến hành kiểm tra lại hoạt động của hệ thống điện. Cụ thể như:
- Đặt đồng hồ đo điện để kiểm tra điện áp của các pha.
- Đo điện áp của các pha và kiểm tra lại rơ le.
- Đóng tủ, tích vào bảng bảo dưỡng định kỳ.
- Chạy thử lần nữa để khắc phục các lỗi còn vướng mắc.
6. Tạm kết
Vừa rồi 2DE đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin về việc bảo trì tủ điện công nghiệp đạt chuẩn. Hy vọng rằng, nội dung của bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong quá trình tìm hiểu và thực hành quy trình bảo dưỡng. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác nữa, đừng quên đón đọc tại đây nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN 2DE VIỆT NAM - CHẤT LƯỢNG CHO MỌI CÔNG TRÌNH
Địa chỉ: 54 đường Yên Bình, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
Website: 2de.com.vn
Hotline: 0867168286