Công tắc hành trình và những thông tin có thể bạn chưa biết

Đăng bởi Admin vào lúc 25/05/2023
Công tắc hành trình là một trong những phụ kiện tủ điện khá phổ biến và quen thuộc với các công trình hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ những thông tin cơ bản về sản phẩm này.

1. Khái niệm về công tắc hành trình

Tên gọi đầy đủ của công tắc hành trình mà mọi người vẫn hay sử dụng đó là công tắc giới hạn hành trình. Ngoài ra, công tắc cũng được biết đến với tên tiếng Anh là Limit Switch. Đây là kiểu công tắc chuyên được dùng với mục đích giới hạn hành trình của bộ phận chuyển động của một hệ thống hay cơ cấu nào đó.

Loại công tắc này có cơ chế hoạt động giống như một công tắc điện bình thường với chức năng đóng/mở. Nhưng sẽ phải bổ sung thêm cần tác động để những phần chuyển động dễ dàng thay đổi trạng thái tiếp điểm ở bên trong.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Xét về cấu tạo, thiết bị này sẽ bao gồm những bộ phận chính như sau:

- Bộ phận nhận truyền động: Đây là phần linh kiện đặc biệt quan trọng đối với công tắc hành trình. Chuyên nhận tác động từ các bộ phận chuyển động khác, sau đó tiến hành kích hoạt cơ chế hoạt động của công tắc.

- Thân công tắc: Trong phần này sẽ bao gồm các linh kiện nhỏ ở bên trong. Bên ngoài sẽ được bao bọc bởi một lớp vỏ nhựa giúp giảm tối đa việc hư hại do va đập, đồng thời bảo vệ mạch điện có bên trong của thiết bị.

- Chân kết nối: Chịu trách nhiệm truyền tải tín hiệu đến các thiết bị khác, khi có tác động từ bộ phận nhận truyền động.

- Khối tiếp điểm: Bộ phận này được vận hành dựa trên các bộ phận tiếp xúc điện của công tắc.

- Đế công tắc: Chứa các khối kết nối điện trong cùng một plug-in.

Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình sẽ được diễn ra theo một quá trình cụ thể như sau:

- Ở trạng thái bình thường, khi không có sự tác động vật lý nào tới bộ phận truyền động thì các tiếp điểm giữa chân COM và chân thường đóng (NC) luôn được đấu với nhau một cách tự động.

- Khi có một mục tiêu tiếp xúc vật lý tác động vào bộ phận truyền động, pít tông sẽ được họat động. Quá trình này sẽ làm cho chân COM và chân thường đóng bị tách ra. Sau đó, chân COM sẽ tự tạo tác động vào chân thường hở (NO). Nhằm mục đích, mở điều khiển tín hiệu ngõ ra hay thay đổi trạng thái hoạt động của công tắc.

CAU-TAO-NGUYEN-LY-HOAT-DONG-CONG-TAC-HANH-TRINH

Hình minh hoạ cấu tạo và nguyên lý hoạt động

3. Ưu, nhược điểm

Xét về tổng thể, công tắc giới hạn hành trình vẫn sẽ có những ưu và nhược điểm mà bạn đọc nên quan tâm. Như vậy mới giúp ích được trong việc trang bị và đầu tư dây chuyền hoặc lắp đặt các thiết bị hỗ trợ sản xuất.

Một số ưu điểm về công tắc có thể kể đến như:

- Dễ dàng sử dụng và điều khiển công tắc.

- Có thể kết nối mở rộng với khả năng điều khiển nhiều tải.

- Tiêu thụ rất ít năng lượng điện khi hoạt động.

- Đáp ứng tốt mọi điều kiện khi cần đến độ chính xác cao và có tính lặp lại.

- Không bị tác động bởi điều kiện khí hậu, thời tiết nên được ưu tiên lựa chọn trong môi trường khắc nghiệt.

- Chi phí đầu tư tối ưu.

- Bảo trì, bảo dưỡng và thay thế khi cần rất đơn giản, dễ dàng.

Một số hạn chế mà loại công tắc này đang gặp phải:

- Khó dùng cho các đối tượng có tốc độ chuyển động thấp và chậm.

- Để vận hành, cần tác động sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thiết bị thường xuyên. Cho nên, dễ làm mài mòn các bộ phận cơ khí.

- Có thể bị hư hỏng nhanh chóng nếu hoạt động liên tục.

- Đối với môi trường làm việc có sự rung lắc sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của công tắc.

4. Ứng dụng thực tế của công tắc hành trình

Vậy thực tế, công tắc này sẽ được sử dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài ứng dụng phổ biến của công tắc ngay dưới đây:

- Trong ngành sản xuất ô tô: Công tắc giới hạn hành trình được dùng để phát hiện khung xe đang di chuyển trên băng tải. Sau đó, sẽ đưa tín hiệu điều khiển về hệ thống trung tâm (chẳng hạn như PLC, DCS, SCADA…).

- Trong ngành vận tải: Chuyên được dùng để điều khiển hầu hết mọi cảng biển, nhằm giusoc cho các thùng container dễ dàng vào đúng vị trí.

- Trong các khu vui chơi: Dùng trong việc kiểm soát các trò chơi như tàu lượn siêu tốc, xe lửa, vòng đu quay,…

- Trong đời sống dân dụng: Thường được sử dụng để đóng/mở cửa tự động, giám sát hành trình thang máy hay cửa cuốn,...

- Trong công nghiệp: Đa số trong ngành này, công tắc sẽ được dùng chủ yếu trên các băng tải. Nhằm đổi hướng đi cho vật thể, giám sát hành trình của cánh tay rô bốt,...

5. Gợi ý thương hiệu sản xuất công tắc hành trình nổi tiếng

Nội dung tiếp theo, 2DE xin được bật mí cho bạn đọc 2 thương hiệu sản xuất sản phẩm nổi tiếng nhất hiện nay, đảm bảo mang tới rất nhiều đặc điểm nổi bật. Để dựa vào đó mà bạn có thể tham khảo, lựa chọn và lắp đặt loại công tắc phù hợp nhất.

- Công tắc hành trình Omron: Đây là loại công tắc có mặt trên thị trường từ khá sớm và được hầu hết người dùng lựa chọn tin tưởng, sử dụng. Với đa dạng chủng loại, kích thước và cơ cấu tác động khác nhau nhằm giúp cho người tiêu dùng thoải mái chọn lựa. Sản phẩm cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn và độ bền bỉ mà nó mang tại trong đời sống.

CONG-TAC-HANH-TRINH-OMRON

Hình ảnh minh hoạ cho công tắc Omron

Công tắc hành trình Hanyoung: Bên cạnh Omron, Hanyoung cũng là một trong những thương hiệu sản xuất nổi tiếng khác mà bạn cần quan tâm. Các sản phẩm mà hãng này sản xuất ra đều có giá thành tương đối rẻ với độ bền tốt. Tuy nhiên, điểm trừ của loại này là hơi ít mẫu mã, không mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dùng.

CONG-TAC-HANH-TRINH-HANYOUNG

Hình ảnh thực tế công tắc Hanyoung

6. Tạm kết

Trên đây, 2DE đã gửi đến bạn đọc những thông tin xoay quanh sản phẩm công tắc hành trình. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ phần nào giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc của quý độc giả về các dòng công tắc có trên thị trường. Đêt từ đó, có thể đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất cho công trình của mình.

CÔNG TY CỔ PHẦN 2DE VIỆT NAM - CHẤT LƯỢNG CHO MỌI CÔNG TRÌNH
Địa chỉ
: 54 đường Yên Bình, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội

Website: 2de.com.vn
Hotline: 0867168286

Bình luận