1. PLC thực chất là gì?
PLC (Programmable Logic Controller) là thiết bị cho phép người dùng thực hiện những thuật toán điều khiển một cách logic thông qua ngôn ngữ lập trình như Step Ladder, Ladder,... Sản phẩm này hoạt động bằng cách quét trạng thái trên đầu vào (input) và đầu ra (output). Chỉ cần xuất hiện bất kỳ sự thay đổi nào từ ngõ đầu vào, các thuật toán điều khiển logic chương trình ngõ đầu ra cũng sẽ thay đổi theo.
Hình ảnh thực tế
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Hệ thống PLC sẽ bao gồm các bộ phận chính như sau:
- Bộ nhớ chương trình: RAM, ROM hoặc EPROM (sử dụng vùng nhớ ngoài).
- Bộ xử lý trung tâm CPU.
- Module Input/Output.
Ngoài ra, PLC còn bao gồm các bộ phận khác như:
- Cổng kết nối PLC và máy tính với chức năng thực hiện đổ và giám sát chương trình như RS232, RS422, RS485.
- Cổng truyền thông Modbus RTU, Profibus, Profinet, CANopen, EtherCAT,...
Nguyên lý hoạt động của sản phẩm sẽ được vận hành thông qua bộ điều khiển trung tâm CPU. Tốc độ điều khiển của bộ PLC chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ xử lý của CPU. Chương trình cài đặt sẽ được lưu trữ vào bộ nhớ của thanh RAM. Sau khi lưu trữ, CPU sẽ tiến hành quét chương trình và thực hiện theo thứ tự các lệnh. Đặc biệt, PLC còn tích hợp pin dự phòng giúp chương trình không bị gián đoạn khi có xảy ra sự cố về điện.
3. Vai trò trong hệ thống tự động hóa
Trong dây chuyền sản xuất, PLC hiện đóng vai trò làm thiết bị điều khiển nhằm đáp ứng các tiêu chí về logic, tốc độ, truyền thông hay trao đổi dữ liệu với các thiết bị điều khiển khác Để từ đó, tạo thành một mạng lưới khép kín.
Hình ảnh minh hoạ
4. Ưu, nhược điểm của PLC
Xét về ưu điểm, có thể kể đến ở thiết bị này như:
- Tùy ý thay đổi chương trình theo ý muốn một cách dễ dàng.
- Các thuật toán sử dụng khá phức tạp, mang tới hiệu quả xử lý với độ chính xác cao.
- Mạch điện tương đối gọn nhẹ, thuận tiện trong việc bảo quản và sửa chữa.
- Cấu trúc dạng module nên dễ dàng thay thế, mở rộng đầu vào/ra hoặc chức năng khác.
- Khả năng chống nhiễu tốt nên có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường công nghiệp.
- Có thể giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như máy tính, nối mạng truyền thông với các thiết bị công nghiệp khác.
Bên cạnh những ưu điểm, sản phẩm cũng có một số nhược điểm như:
- Giá thành tương đối cao so với loại mạch rơ le thông thường.
- Đòi hỏi người vận hành cần phải có trình độ chuyên môn cao.
5. Ứng dụng thực tế của PLC
Hiện tại, PLC được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực điện như tự động hoá. Ngoài ra còn được tích hợp cho đa dạng ngành nghề và các loại máy móc khác nhau như: cấp nước, giám sát năng lượng, xử lý nước thải, máy đóng gói, máy chế biến thực phẩm, máy se sợi, máy in,...
6. Phân biệt hệ thống điều khiển bằng PLC và các loại điều khiển khác
Đối với hệ thống điều khiển bằng PLC:
- Dễ dàng thay đổi và điều khiển đầu ngõ vào/ra hơn nhờ có phần mềm trên máy tính hoặc Console.
- Bảo trì và sửa chữa dễ dàng, nhanh chóng.
- Độ bền bỉ và độ tin cậy cao.
- Cho phép người dùng thay thế và mở rộng các module rời khi cần thiết.
Đối với các loại hệ thống điều khiển thông thường:
- Khi muốn thay đổi chương trình thì cần phải tiến hành lắp và cài đặt lại toàn bộ.
- Khó bảo trì và sửa chữa hơn so với hệ thống điều khiển bằng PLC.
Hệ thống điều khiển PLC có nhiều ưu điểm so với hệ thống điều khiển thông thường
7. Tổng kết
Vừa rồi là những chia sẻ của 2DE về thiết bị PLC trong hệ thống tự động hoá. Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ phần nào giúp ích được cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm phù hợp. Nếu như có bất kỳ băn khoăn nào đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN 2DE VIỆT NAM - CHẤT LƯỢNG CHO MỌI CÔNG TRÌNH
Địa chỉ: 54 đường Yên Bình, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
Website: 2de.com.vn
Hotline: 0867168286
>>> Xem thêm: Hiện tượng ngắn mạch là gì? Liệu có nguy hiểm hay không?