Thiết bị điều khiển trong điện công nghiệp là gì? Liệu bạn có biết?

Đăng bởi Admin vào lúc 27/04/2023
Hiện nay, thiết bị điều khiển đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống điện công nghiệp. Thế nhưng, không phải ai cũng nắm rõ những thông tin về nó, cùng 2DE tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

1. Thiết bị điều khiển là gì?

Thiết bị điều khiển được hiểu là các thiết bị có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp nhằm mục đích đóng ngắt và điều khiển các hoạt động của thiết bị điện hoặc mạng lưới điện. Thiết bị dùng để điều khiển có thể sử dụng riêng biệt cho một mạng lưới điện hoặc dùng chung cho nhiều mạch điện khác nhau.

2. Phân loại thiết bị điện điều khiển

Vậy phân loại thiết bị điện trong công nghiệp như thế nào? Có những loại nào hiện nay? Cùng tiếp tục tìm hiểu bên dưới đây.

THIET-BI-DIEU-KHIEN-1

Hình ảnh minh hoạ

2.1. Phân loại theo vai trò

Về phân loại theo vai trò, thiết bị điện điều khiển thường gồm có những loại cơ bản như sau:

- Thiết bị đo lường: Giữ nhiệm vụ đo đếm và thu thập thông tin. Một số thiết bị thuộc nhóm này: Đồng hồ đa năng, công tơ, bộ đo lưu lượng, đo mức, nhiệt độ, độ ẩm, thiết bị đo DO, thiết bị đo pH....

- Thiết bị tín hiệu: Phản hồi lại thông tin. Một số thiết bị nhóm này như: Công tắc dòng chảy, công tắc gió, công tắc áp suất, cảm biến khói,...

- Thiết bị vận hành: Chuyển mạch, công tắc, nút bấm,...

- Đối tượng điều khiển: Chịu sự tác động của tín hiệu điều khiển một cách trực tiếp. Như rơ le trung gian, van điện,...

- Bộ điều khiển: Xử lý những thông tin thu thập được sau đó điều khiển. Như PLC, DDC,...

- Thiết bị theo dõi, giám sát, cài đặt thông số. Như máy tính, màn hình giám sát HMI,...

2.2. Phân loại theo thiết bị

Hiện nay, thiết bị điều khiển gồm có rất nhiều loại khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, dịch vụ, đời sống. Trong đó, các thiết bị điện điều khiển trong công nghiệp sẽ gồm có chủ yếu các loại sau đây:

- Bộ điều khiển

- Công tắc hành trình

- Cảm biến

- Nút nhấn, đèn báo

- Rơ le trung gian

- PLC, HMI

Ngoài ra, còn có một số loại thiết bị điện điều khiển khác như:

- Remote điều khiển từ xa RF

- Bộ nhận sóng RF

3. Chức năng của thiết bị điện điều khiển

Bạn có thể nắm qua một số chức năng chính của nó như sau để phục vụ cho mục đích sử dụng, cụ thể:

- Thiết bị điện điều khiển có thể thay đổi tần số cuộn dây.

- Giúp điều khiển động cơ, momen xoắn.

- Đóng/ngắt hoạt động của động cơ.

- Chống quá dòng đột ngột ở thiết bị.

- Tránh tình trạng sụt áp ở hệ thống điện.

- Bảo vệ máy móc tốt hơn, tránh việc bị hao mòn.

4. Ưu - nhược điểm của thiết bị

Dưới đây là một số ưu - nhược điểm của thiết bị điện điều khiển mà người dùng cần nên quan tâm:

UU-NHUOC-DIEM-THIET-BI-DIEU-KHIEN

Ưu, nhược điểm của thiết bị điện điều khiển

4.1. Ưu điểm

- Thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của hệ thống lưới điện và các máy biến đổi năng lượng như là đóng/cắt, điều chỉnh, điều khiển, bảo vệ, khống chế, chuyển đổi và kiểm tra.

- Thiết bị điều khiển cho phép dễ dàng thay thế với cấu trúc dạng module, khả năng mở rộng chức năng, mở rộng đầu vào/đầu ra.

- Thiết bị có thể được lắp đặt theo sơ đồ nguyên lý nên cho phép người thiết kế có thể chỉnh sửa tự do và lập trình theo sửa đổi chương trình.

- Thiết bị được vận hành theo cơ chế thủ công hoặc tự động. Đặc biệt nó có thể giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như các module mở rộng, máy tính, nối mạng truyền thông với các thiết bị khác.

- Sở hữu độ bền bỉ và tuổi thọ cao với khả năng chống nhiễu tốt, công suất tiêu thụ ở mức tương đối nhỏ.

- Trong quá trình sử dụng, thiết bị điện điều khiển có thể sửa chữa nhanh chóng và dễ dàng.

4.2. Nhược điểm

- Chi phí cho các phần cứng cao, đặc biệt với các thiết bị ở các hãng cần mua thêm phần mềm để thực hiện việc lập trình.

- Yêu cầu người sử dụng có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.

- Một số thiết bị điện điều khiển sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường.

Mặc dù tồn tại một số nhược điểm nhưng điều này hoàn toàn có thể khắc phục được. Do đó, đây vẫn được xem là một trong những bộ phận quan trọng, không thể thiếu để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hệ thống điện công nghiệp.

5. Ứng dụng thực tế của thiết bị điều khiển điện công nghiệp

Không phải ngẫu nhiên mà thiết bị điện điều khiển được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống mạng lưới điện. Cụ thể, nó được ứng dụng nhiều vào việc tạo cuộn dây với tần số khác có thể điều chỉnh. Bên cạnh đó, thiết bị điều khiển cũng được ứng dụng vào việc chống quá dòng một cách đột ngột. Đồng thời tạo ra một hệ thống dòng điện thông minh để dễ dàng điều khiển, kiểm soát và làm việc một cách an toàn, hiệu quả và tự động.

6. Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về thiết bị điều khiển. 2DE hy vọng rằng bài viết sẽ phần nào giúp ích được cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu. Nếu như có gì băn khoăn đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN 2DE VIỆT NAM - CHẤT LƯỢNG CHO MỌI CÔNG TRÌNH

Địa chỉ: 54 đường Yên Bình, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội

Website: 2de.com.vn

Hotline: 0867168286

Bình luận