Tiếp địa cho tụ điện tổng là gì? Có cần không, lưu ý gì
1. Thế nào là tiếp địa cho tụ điện tổng?
Tiếp địa là hệ thống nối đất cho các hạ tầng điện, các thiết bị sử dụng điện…Hay nói cách khác thiết bị có chức năng dẫn các dòng điện không mong muốn đi xuống đất, không gây giật điện cho người sử dụng, không làm nhiễu từ cho các thiết bị có tính nhạy cảm cao với dòng điện. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, các loại máy móc, thiết bị sử dụng điện.

Tiếp địa cho tủ điện tổng là một phụ kiện quan trọng trong hệ thống điện gia đình, tòa nhà, khu công nghiệp... Thiết bị bao gồm một dây đất và các thanh tiếp địa.
Một hệ thống tiếp địa cho tụ điện tổng cấu tạo bao gồm: cọc tiếp địa, cáp đẳng thế, dây nối đất (dây tiếp địa), Hộp đấu nối.
Việc sử dụng tiếp địa cho tụ điện tổng sẽ hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ điện năng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng các thiết bị điện.
2. Vai trò của tiếp địa cho tụ điện tổng
Việc lắp đặt và sử dụng tiếp địa cho tủ điện tổng là rất cần thiết bởi những vai trò và lợi ích mà thiết bị này mang lại bao gồm:
- Giảm nguy cơ bị điện giật: Việc lắp đặt tiếp địa cho tụ điện tổng sẽ đảm bảo cho đường điện hoạt động an toàn, tránh hiện tượng giật điện nguy hiểm cho người dùng.
- Bảo vệ thiết bị điện: Trong quá trình sử dụng, các thiết bị điện sẽ bị rò điện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: ẩm ướt từ bình đun nước, máy nước nóng, máy tính, tủ lạnh, máy bơm nước… hoặc do động cơ hoạt động tạo ra từ trường, rồi từ trường biến thiên sẽ tạo ra dòng điện. Đây chính là dòng rò của thiết bị.
Dòng điện rò dư thừa nếu không được triệt tiêu thì nó tác động lên các bo mạch điện tử của thiết bị, các thiết bị nhạy cảm với dòng điện, làm hỏng bo mạch, hư hại thiết bị. Do đó việc lắp đặt tiếp địa cho tủ điện tổng sẽ làm triệt tiêu các dòng điện dư thừa, bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện
- Phòng tránh nguy cơ cháy nổ: Tiếp địa cho tụ điện tổng tạo ra dòng điện có điện trở thấp, để dòng điện chạy vào đất thay vì đi qua tủ điện hay hệ thống thiết bị điện. Từ đó, ngăn chặn nguy cơ cháy, nổ cho các thiết bị điện.
3. Hướng dẫn cách đấu dây tiếp địa cho tụ điện tổng
Để thực hiện đấu dây tiếp địa cho tụ điện tổng thì cần thực hiện theo lần lượt các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để thực hiện đấu dây bao gồm: bộ tiếp địa, găng tay, búa, kìm, găng đấu nối…
- Bước 2: Thực hiện đóng cọc tiếp địa xuống đất và đấu dây tiếp địa vào cọc
- Bước 3: Tiến hành nối 1 đầu dây tiếp đất vào tụ điện tổng
- Bước 4: Tiến hành đấu nối dây PE từ cọc tiếp địa đến hệ thống thiết bị điện như: aptomat, ổ cắm.
- Bước 5: Nối dây PE với thiết bị chống giật là hoàn thành

4. Cách đóng cọc tiếp địa cho tụ điện tổng an toàn
Bạn sẽ thực hiện 5 bước sau để hoàn thành quy trình đóng cọc tiếp địa cho tụ điện tổng:
- Bước 1: Tiến hành đào rãnh dưới đất để chôn cọc tiếp đất.
- Bước 2: Thực hiện đóng cọc tiếp đất xuống rãnh.
- Bước 3: Tiến hành đấu nối cáp đồng với cọc tiếp đất. Sau đó rải cáp theo đường rãnh đã đào.
- Bước 4: Sử dụng đồng hồ để đo điện trở suất đất. Lựa chọn dùng thuốc hàn để làm giảm điện trở.
- Bước 5: Sau khi đấu nối xong dây cho tiếp địa thì lấp đất trả lại mặt bằng như ban đầu.
5. Cách làm dây nối đất chống rò điện
Việc làm dây nối đất chống chạm mát có vai trò quan trọng để chống rò rỉ điên, đảm bảo an toàn khi sử dụng hệ thống điện
- Bước 1: Tiến hành cắm một dây đồng hoặc sắt xuống đất (sâu ít nhất 10cm), lắp sâu sẽ ổn định hơn.
- Bước 2: Đấu nối 1 đầu dây điện vào thiết bị rò điện, đầu còn lại nối vào cọc tiếp đất là hoàn thành.

6. Hướng dẫn cách đo điện trở tiếp địa cho tủ điện tổng
Sau khi hoàn thành việc lắp đặt tiếp địa cho tụ điện tổng thì bạn phải nắm được cách đo điện trở của thiết bị này để vận hành an toàn, hiệu quả.
Mục đích đo điện trở nối đất là để hệ thống điện đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn theo quy định.
Điện trở nối đất phụ thuộc vào thành phần đất, độ ẩm, nhiệt độ môi trường. Khi các thanh nối đất đặt càng sâu dưới đất thì tính ổn định càng cao.
Công thức tính điện trở suất của tiếp địa nối đất:
ρ = 2 π AR
- ρ là điện trở suất trung bình ở độ sâu A (đơn vị đo là ohm/cm)
- π = 3,1616
- A là khoảng cách giữa các điện cực (đơn vị là cm)
- R là giá trị điện trở (đơn vị ohm)
Để đo được điện trở tiếp địa cho tủ điện tổng cần phải sử dụng đồng hồ đo chuyên dụng.
Bài viết đã khái quát các thông tin chi tiết về tiếp địa cho tụ điện tổng đến bạn đọc. Để được tư vấn và hướng dẫn cách lắp đặt thiết bị đúng kỹ thuật, hiệu quả thì bạn đọc xin vui lòng liên hệ đến 2 DE Việt Nam sẽ được hỗ trợ đầy đủ.
Địa chỉ:
Nhà máy 1: Số 54, đường Yên Bình, phường Yên Nghĩa, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: KM 16 + 390 Đại lộ Thăng Long, Xã Yên Sơn, H.Quốc Oai, TP. Hà Nội
Gmal: Kinhdoanh1.2de@gmail.com
SĐT: 0867168286
Thế nào là tủ ATS gia đình? Những ưu điểm của tủ ATS gia đình
Dây tiếp địa thang cáp là gì? Công dụng, tính năng, cách dùng
Báo giá thang cáp 2025 - Chi tiết tính năng, công dụng, phụ kiện
Báo giá thang máng cáp sơn tĩnh điện mới 2025 (Thang và máng)
Báo giá Máng cáp 50x50 mới nhất năm 2025 (Chi tiết cả phụ kiện)
Bảng giá Máng cáp điện 100x50 mới 2025 - Cập nhật mới 2 giờ trước
Báo giá máng cáp 100x100 mới nhất || Mua ở đâu chất lượng
Bảng giá Máng cáp 200x50 các loại phổ biến thị trường hiện nay
Báo giá Máng cáp 200x100 mới nhất 2025 - Sẵn kho số lượng lớn
Bảng giá Máng cáp 300x100 mới nhất 2025 và các loại phụ kiện cần thiết