1. 15 loại phụ kiện máng cáp thông dụng bạn cần biết
Máng cáp (hay còn gọi là máng điện) được sản xuất từ chất liệu tôn hoặc inox. Bề mặt ngoài được sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm tùy vào mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, tất cả các phụ kiện máng cáp đều có chức năng nâng đỡ, bảo vệ các đường dây điện, cáp điện khỏi những tác động bên ngoài. Cho nên, máng cáp thường được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng, điện chung cư hay nhà máy hoặc trường học.
Những phụ kiện máng cáp thông dụng
1.1. Co lên máng cáp
Co lên máng cáp (co trong, co bụng) là phụ kiện cần thiết cho máng cáp. Nó có vai trò chuyển hướng hệ thống máng cáp vuông góc với mặt phẳng ban đầu theo hướng lên trên. Bạn có thể tham khảo hình ảnh minh hoạ dưới đây cho phụ kiện co lên máng cáp:
Hình ảnh co lên máng cáp
1.2. Co xuống máng cáp
Bên cạnh co lên máng cáp, co xuống máng cáp (co lưng, co ngoài) cũng là một chi tiết trong hệ thống phụ kiện máng cáp. Nó sẽ chuyển hướng hệ thống máng cáp vuông góc với mặt phẳng ban đầu theo hướng xuống dưới.
Hình ảnh co xuống máng cáp
1.3. Co ngang máng cáp
Ngoài co lên máng cáp và co xuống máng cáp, co ngang máng cáp (co L) sẽ được dùng để chuyển hướng hệ thống máng cáp theo hướng vuông góc trên cùng một mặt phẳng.
Hình ảnh co ngang máng cáp
1.4. Cút Z máng cáp - Chuyển hướng theo độ cao, hướng ngang
Cút Z máng cáp cũng là một trong những phụ kiện máng cáp phổ biến. Nó được dùng khi các tuyến máng cáp nằm trên một mặt phẳng cần tránh nhau. Hoặc trường hợp đường máng cáp cần vượt qua các dầm nhà, chuyển cốt trên mặt bằng xây dựng hay tránh các hệ thống ống, vật cản khác. Hiện nay, có 2 loại cút Z chuyển hướng: cút Z máng cáp chuyển hướng theo độ cao và cút Z máng cáp chuyển hướng ngang.
Hình ảnh cút Z máng cáp
1.5. Côn thu máng cáp
Côn thu máng cáp (co giảm máng cáp) là phụ kiện máng cáp được ứng dụng nhiều trong hệ thống đường điện. Với chức năng thu giảm chiều cao hoặc chiều rộng của hệ thống máng cáp nhằm đưa máng cáp về máng cáp có kích thước nhỏ hơn.
Hình ảnh côn thu máng cáp
Trên thị trường, 3 loại co giảm máng cáp điển hình nhất có thể kể đến như:
- Co giảm trái: Hỗ trợ giảm kích thước bên phải của máng cáp.
- Co giảm phải: Giúp giảm kích thước ở phía bên trái của máng cáp.
- Co giảm đều: Để kết nối giữa 2 hệ thống máng cáp và giảm chiều rộng của máng cáp.
1.6. Tê máng cáp
Tê máng cáp (hay còn gọi là co ngã 3 máng cáp, ngã ba, cút T) dùng để chia hệ thống máng cáp cùng nằm trên một mặt phẳng thành 3 hướng khác nhau tùy vào công trình hoặc nhu cầu sử dụng.
Hình ảnh tê máng cáp
1.7. Thập máng cáp
Không chỉ có tê máng cáp, máng cáp còn có phụ kiện thập máng cáp. Nó còn có tên gọi khác là ngã tư, co ngã 4 máng cáp, cút X máng cáp. Được dùng để chia hệ thống máng cáp khi cùng nằm trên một mặt phẳng thành 4 hướng khác nhau.
Hình ảnh thập máng cáp
1.8. Nối xoay dọc
Nối xoay dọc được dùng để nối các máng cáp tách rời lại với nhau. Thông thường, phụ kiện này sẽ được dùng để cố định khi kết hợp cùng bulong và ốc vít.
Hình ảnh nối xoay dọc
1.9. T thẳng đứng
Ngoài những phụ kiện chuyển hướng cho máng cáp, T thẳng đứng cũng được các kỹ sư cơ điện sử dụng thường xuyên. Dưới đây là hình ảnh minh hoạ cho phụ kiện này:
Hình ảnh T thẳng đứng
1.10. Đai treo máng cáp
Đai treo máng cáp là một phần quan trọng trong việc lắp đặt hệ thống máng cáp. Nó có tác dụng nâng đỡ và cố định các máng cáp lại với nhau. Đồng thời, đai treo còn có nhiệm vụ treo máng cáp loại nhỏ và nhỡ lên cùng một thanh ren.
Hình ảnh đai treo máng cáp
1.11. Chếch máng góc 45 độ
Chếch máng góc 45 độ sẽ có tác dụng chuyển hướng hệ thống khay theo một góc 45 độ. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác thông dụng là co lơi 45 độ.
Hình ảnh chếch máng góc 45 độ
1.12. Bulong và ecu nối máng cáp
Bulong và ecu nối máng cáp là hai vật liệu chuyên dùng để cố định một đầu của máng cáp. Thông qua việc ghim chặt vào các lỗ đã được chế tạo sẵn sẽ giúp người dùng hạn chế việc máng cáp bị xoay. Mục đích khi thực hiện lắp nối là để tạo thành hệ thống máng cáp hoàn chỉnh cho công trình. Trong quá trình lắp đặt, để mang tới hiệu quả tốt nhất bạn cần phải tiến hành bắt vít trực tiếp tại 2 đầu của V và U, sau đó kết hợp với thanh ren từ trên xuống.
Hình ảnh bulong và ecu nối máng cáp
1.13. Thanh ty ren máng cáp
Thanh ty ren máng cáp là phụ kiện đi kèm cần thiết cho hệ thống máng cáp. Tuỳ thuộc vào trọng lượng của hệ thống máng cáp của công trình mà sẽ lựa chọn thanh ty ren máng cáp khác nhau. Những loại thanh ty ren máng cáp phổ biến được lựa chọn là M8, M10, M12.
Hình ảnh thanh ty ren
1.14. Giá đỡ eke máng cáp
Khi máng cáp được thiết kế sát tường, giá đỡ eke máng cáp sẽ là phụ kiện cần thiết để đỡ, ghép nối các chi tiết máng cáp, thang cáp, khay cáp.
Hình ảnh giá đỡ eke máng cáp
1.15. Phụ kiện khác
Ngoài các phụ kiện nêu trên, có thể kể đến danh mục một số loại khác đi kèm như: Thanh V đỡ thang máng cáp, thanh U treo thang máng cáp khay cáp, giá đỡ máng cáp loại nhẹ, bát treo trần nhà, tấm bịt đầu,...
2. Đâu là địa chỉ cung cấp phụ kiện máng cáp chất lượng, giá rẻ?
Có thể thấy, các phụ kiện máng cáp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, mang lại nhiều lợi ích không thể phủ nhận như:
- Thiết kế phụ kiện máng cáp đơn giản, dễ dàng lắp đặt, thi công và vận chuyển.
- Hỗ trợ chuyển hướng hệ thống máng cáp một cách dễ dàng.
- Đảm bảo chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ cao.
- Tiết kiệm tối đa chi phí cho chủ đầu tư công trình.
Giữa hàng trăm đơn vị sản xuất, cung ứng phụ kiện máng cáp, 2DE tự tin đem đến sản phẩm với chất lượng tốt nhất mà giá thành phải chăng. Điểm khác biệt tại đây là sản xuất phụ kiện bằng hệ thống công nghệ hiện đại với quy mô lớn, thời gian nhanh chóng và chi phí tối ưu. Hãy liên hệ ngay với 2DE qua hotline: 0867168286 hoặc truy cập vào website: 2de.com.vn để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.
>>>ĐĂNG KÍ BÁO GIÁ VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY<<<
Xem thêm: 11 loại phụ kiện thang cáp điện thông dụng mà bạn cần biết