1. Đôi nét về tủ điện module âm tường
Có thể thấy, tủ điện module âm tường là một trong những thiết bị điện đã không còn quá xa lạ với nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, trên thị trường lại có không ít người vẫn chưa từng nghe đến tên gọi của sản phẩm này. Hơn nữa, họ cũng hoàn toàn không rõ về công dụng, quy trình vận hành hay cách lắp đặt tủ điện module âm tường.
Để bạn dọc rõ hơn về sản phẩm, trước tiên chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết một số thông tin liên quan đến dòng tủ điện này.
- Tủ điện module âm tường hay còn được biết đến với tên gọi hộp đựng aptomat âm tường. Đây là tủ điện chuyên dùng để cấp nguồn cho căn hộ, phòng khách sạn, văn phòng làm việc và thường được lắp cạnh cửa ra vào,...
- Thông thường, sản phẩm sẽ được lắp đặt để đảm bảo cung cấp đủ lượng điện tiêu thụ cho phòng sử dụng và bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện hay người dùng. Thông qua các aptomat được thiết kế trên tủ để điều khiển cấp điện đến những thiết bị tải trong nhà như điều hòa, bếp từ, nóng lạnh, chiếu sáng, tủ lạnh, ổ cắm. Hầu hết, át cho ổ cắm thường dùng đều là át chống rò điện để đảm bảo an toán cho người sử dụng khi có sự cố rò điện xảy ra.
Hình ảnh minh hoạ
Đa số các dòng tủ điện module âm tường được bày bán trên thị trường hiện nay đều có kích cỡ phổ thông từ 2-36 module. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của người dùng để chọn loại phù hợp.
2. Yêu cầu lắp đặt tủ module âm tường
Để đảm bảo cho hệ thống điện trong nhà luôn được hoạt động an toàn, thực hiện theo đúng chức năng và có tính thẩm mỹ cao. Trong quá trình lắp đặt, thi công tủ điện yêu cầu phải có sự phối hợp đồng nhất giữa các đội ngũ thi công.
Thông thường sẽ có một quy trình công việc chuẩn dành riêng cho từng đội thợ xây, thợ điện và thợ sơn khi hoàn thiện công trình. Để tạo ra một không gian sử dụng hoàn mỹ nhất.
- Bước 1: Khi thợ xây hoàn tất công việc dựng tường bao quanh thì thợ điện sẽ triển khai công việc cắt một phần nhỏ của tường. Sau đó, đặt hộp điện module âm tường vào bên trong theo đúng vị trí đã dự tính. Đồng thời, đội ngũ này còn phải tiến hành đi đường dây điện chờ.
- Bước 2: Ngay khi đã kéo xong đường dây điện, thợ xây sẽ quay lại để hoàn thiện thiết kế cho tường bao. Đảm bảo tất cả các phần cắt đều sẽ được xử lý triệt để.
- Bước 3: Để mang lại màu sắc hợp lý cho căn nhà và theo đúng mong muốn của gia chủ, các thợ sơn sẽ chủ động tiến hành những công việc trang trí hay hoàn thiện thiết kế nội thất còn lại.
- Bước 4: Cuối cùng, thợ điện sẽ hoàn tất công việc lắp đặt tủ điện module âm tường còn lại như đấu nối quạt, bóng đèn, điều hoà vào hệ thống điện.
3. Hướng dẫn lắp đặt tủ điện module âm tường đúng cách
Lắp đặt hộp đựng ổ cắm âm tường như thế nào luôn là câu hỏi mà rất nhiều người dùng thắc mắc. Dưới đây, 2DE xin chia sẻ quy trình lắp đặt tủ điện chuẩn mà chúng tôi vẫn thường thực hiện cho mọi khách hàng của mình.
Hình ảnh minh hoạ quy trình lắp đặt tủ điện âm tường đúng cách
Bước 1: Chọn loại tủ điện âm tường phù hợp
Để có thể sở hữu một hệ thống điện hoàn hảo bên trong ngôi nhà của bạn, thì việc chọn ra loại tủ điện âm tường phù hợp sẽ là điều vô cùng cần thiết. Hãy chắc chắn rằng, sản phẩm mà bạn lựa chọn đã đáp ứng đúng với nhu cầu sử dụng để tránh gây lãng phí hay mất thẩm mỹ. Nên ưu tiên sử dụng những kiểu tủ điện âm tường có thiết kế đơn giản, kích thước phù hợp với module đang dùng,...
Bước 2: Vẽ phác thảo hệ thống điện trong tủ điện
Sau khi đã lựa chọn được loại tủ điện module âm tường phù hợp, bạn cần tiến hành vẽ phác thảo hệ thống điện cần lắp đặt. Điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của hệ thống điện cũng như khả năng sửa chữa khi có sự cố hỏng hóc xảy ra. Chưa kể, việc vẽ phác thảo còn giúp bạn phát huy tốt công dụng của tủ điện.
Bước 3: Thực hiện lắp đặt tủ điện
Khi bắt đầu vào giai đoạn lắp đặt sản phẩm, bạn cần phải tiến hành các bước dựa trên sơ đồ đã phác thảo trước đó. Bởi tất cả nội dung và bố cục có trong sơ đồ phác thảo đều được xây dựng thông qua quá trình nghiên cứu cẩn thận, tỉ mỉ. Cho nên, có thể giúp bạn triển khai lắp đặt một cách thuận tiện và dễ dàng hơn. Đồng thời, còn đảm bảo được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn cũng như tính thẩm mỹ.
Bước 4: Sắp xếp những thiết bị bên trong tủ điện
Công đoạn tiếp theo mà bạn cần phải thực hiện đó là sắp xếp các thiết bị có trong tủ điện theo một trình tự hợp lý. Đây là một yếu tố rất cần thiết, không chỉ đảm bảo an toàn cho người dùng mà còn giúp cho việc vận hành hệ thống được thuận lợi, trơn tru hơn.
Nếu là một người không có chuyên môn thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của nhân viên kỹ thuật điện để thực hiện nhé!
Bước 5: Thực hiện đấu nối dây điện
Để việc đấu nối dây điện được dễ dàng và mang lại sự thuận tiện hơn cho mỗi lần cần sửa chữa, thì thao tác này cần phải được thực hiện theo đúng chuẩn kỹ thuật. Lưu ý, nên lựa chọn những loại dây điện có độ nhạy cao và có vỏ bọc bên ngoài. Điều này sẽ giúp gia tăng tuổi thọ và cho phép hệ thống điện được hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
Bước 6: Cấp nguồn
Cuối cùng là bước cấp nguồn điện cho toàn hệ thống. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kiểm tra lại lần cuối cùng trước khi đi vào vận hành và sử dụng tủ điện.
4. Lời kết
Trên đây là toàn bộ quy trình lắp đặt tủ điện module âm tường theo chuẩn kỹ thuật mà 2DE muốn chia sẻ tới bạn đọc. Có thể thấy việc lắp đặt này không quá khó khăn, nếu cẩn thận và nắm rõ từng bước triển khai thì bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Nếu gặp khó khăn trong quá trình lắp đặt hay cần cung cấp thêm thông tin, đừng quên liên hệ với 2DE ngay để được hỗ trợ nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN 2DE VIỆT NAM - CHẤT LƯỢNG CHO MỌI CÔNG TRÌNH
Địa chỉ: 54 đường Yên Bình, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
Website: 2de.com.vn
Hotline: 0867168286
>>> Xem thêm: Tủ điện module âm tường là gì? Đặc điểm, cấu tạo như thế nào?
>>> Xem thêm: Khám phá top 5 thương hiệu tủ điện module âm tường nổi tiếng nhất