Hỗ trợ trực tuyến

Gọi: 0867168286

Sản xuất tủ điện công nghiệp theo yêu cầu, đúng thời hạn, quy định

Sản xuất tủ điện công nghiệp không chỉ là quá trình chế tạo mà còn là cam kết về an toàn và hiệu quả cho các hệ thống điện trong các nhà máy và công trình công nghiệp. Lựa chọn đúng nhà sản xuất uy tín sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần biết để bạn đưa ra quyết định sáng suốt khi chọn mua tủ điện công nghiệp.

1. Tìm hiểu chung về tủ điện công nghiệp

1.1. Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là loại tủ điện thường được dùng trong các ngành công nghiệp, được thiết kế để chứa và bảo vệ các thiết bị điện như cầu dao, aptomat, bộ điều khiển và các linh kiện khác trong hệ thống điện công nghiệp. Chúng được làm từ vật liệu chắc chắn như kim loại để chống chịu trong môi trường khắc nghiệt. Tùy vào mục đích sử dụng mà tủ điện công nghiệp được thiết kế với nhiều loại và kích thước khác nhau.

1.2. Phân loại tủ điện công nghiệp

Có nhiều cách phân loại tủ điện công nghiệp, trong đó phổ biến nhất đó là:

  • Phân loại theo chức năng: Tủ điện phân phối, tủ điện động lực, tủ điện điều khiển,...
  • Phân loại theo điện thế: Tủ điện cao thế, tủ điện trung thế, tủ điện hạ thế,...
  • Phân loại theo thiết kế: Tủ điện dạng đứng, tủ điện dạng treo tường.
  • Phân loại theo mức độ bảo vệ: Tủ điện ngoài trời, tủ điện trong nhà.
  • Phân loại theo ứng dụng: Tủ điện công trình xây dựng, tủ điện công nghiệp nhẹ, tủ điện công nghiệp nặng.

1.3. Vai trò của tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều khiển hệ thống điện trong nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất. Dưới đây là các vai trò chính của tủ điện công nghiệp.

  • Bảo vệ hệ thống điện: Tủ điện công nghiệp được trang bị các thiết bị bảo vệ như cầu chì, aptomat, bảo vệ quá tải giúp bảo vệ thiết bị khỏi hư hỏng.
  • Điều khiển và phân phối điện năng: Tủ điện là nơi tập trung của nhiều công tắc và hệ thống điều khiển giúp phân phối điện năng  tới các bộ phận khác nhau trong hệ thống, đảm bảo điện năng được sử dụng hiệu quả.
Điều khiển, giám sát và bảo vệ hệ thống điện năng
Điều khiển, giám sát và bảo vệ hệ thống điện năng
  • Giám sát và điều khiển tự động: Với việc tích hợp các bộ điều khiển tự động (như PLC, relay, biến tần), tủ điện giúp giám sát và điều khiển hoạt động của các thiết bị, máy móc mà không cần tới sự can thiệp của con người.
  • Tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng: Tủ điện công nghiệp giúp giảm thiểu lãng phí năng lượng bằng cách điều chỉnh chính xác công suất và thời gian hoạt động của các thiết bị, tối ưu hóa hiệu suất sử dụng điện.
  • Đảm bảo an toàn lao động: Thiết bị giúp giảm thiểu các nguy cơ rò rỉ điện, cháy nổ nhất là trong môi trường khắc nghiệt.  Các bộ bảo vệ trong tủ điện giúp ngắt mạch tự động khi có sự cố, bảo vệ người sử dụng và thiết bị.
  • Quản lý và kiểm soát từ xa: Một số loại tủ điện công nghiệp hiện đại còn có khả năng kết nối với hệ thống giám sát từ xa giúp các kỹ sư và nhà quản lý dễ dàng kiểm tra, điều chỉnh hoạt động của hệ thống điện mọi lúc - mọi nơi.

Tủ điện công nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ cơ sở sản xuất nào, đảm bảo hệ thống điện hoạt động an toàn, ổn định và hiệu quả.

2. Thông số kỹ thuật cơ bản của các loại tủ điện công nghiệp

2.1. Tủ điện ATS

  • Cấp bảo vệ: IP54 (tủ điện ngoài trời)/ IP42 (tủ điện trong nhà)
  • Tiêu chuẩn lắp ráp: IEC 60439-1
  • Dòng định mức: 25 : 6300A (tùy theo nhu cầu thực tế của thiết bị)
  • Dòng cắt: 25 : 100kA
  • Tần số: 50/60Hz 
  • Thời gian chuyển mạch: 5:10s 
  • Mật độ dòng điện: 1,5:3A/mm2 
  • Điện áp định mức đầu vào: 380/400 VAC, pha 
  • Điện áp định mức đầu ra: 1 pha 220 VAC/ 3 pha 380VAC

2.2. Tủ điện phân phối

  • Tiêu chuẩn áp dụng: IEC 60439-1, IEC 60529 
  • Điện áp định mức: 220-230 / 380-415 VAC 
  • Dòng định mức: Đến 1000A 
  • Form tủ: Dạng 2b, 4b 
  • Vật liệu: Tôn tấm sơn tĩnh điện nhập khẩu tiêu chuẩn công nghiệp 
  • Kích thước: Cao (450 đến 2000)mm, Rộng (600-800-1000)mm, Sâu (600-800-1000)mm 
  • Cấp bảo vệ: IP65

2.3. Tủ điện trung thế

  • Dòng định mức: 200 -> 2500 A 
  • Hiệu điện thế định mức : 7.2, 12, 24, 36 kV 
  • Dòng đoản mạch: tối thiểu 20kA, tối đa 40kA 
  • Tiêu chuẩn: IEC 60649 , IEC 62271, IEC 60265-1 , IEC 60255
Kích thước tủ điện trung thế
Kích thước tủ điện trung thế

3. Tiêu chuẩn sản xuất tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp cần đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khắt khe khác nhau. Điều này không chỉ giúp sản phẩm dễ dàng lưu thông trên thị trường mà còn đảm bảo chất lượng, an toàn cho người dùng và hệ thống điện.

Tiêu chuẩn sản xuất tủ điện công nghiệp
Tiêu chuẩn sản xuất tủ điện công nghiệp

Sản xuất tủ điện công nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

3.1. Tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới:

  • Tiêu chuẩn IEC (International Electrotechnical Commission): Được áp dụng toàn cầu cho ngành điện và điện tử, bao gồm các yêu cầu kỹ thuật và an toàn cho các thiết bị điện.
  • Tiêu chuẩn NEC (National Electrical Code): Được áp dụng ở Mỹ, bao gồm các quy định về an toàn, bảo vệ và thiết kế hệ thống điện.
  • IEC 61641: Liên quan đến việc ngăn ngừa sự cố hồ quang trong tủ điện.
  • IEC 61439: Tiêu chuẩn quốc tế về thiết kế, kiểm tra và lắp ráp tủ điện hạ áp.
  • IEC 60529: Đánh giá khả năng chống bụi và nước (cấp bảo vệ IP).
  • ISO 9001: Tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong quy trình sản xuất.

3.2. Tiêu chuẩn tại Việt Nam:

  • TCVN 6221:2015 “Thiết bị điện – Tủ điện – Yêu cầu thiết kế và chế tạo”: Quy định các yêu cầu chung về thiết kế, chế tạo tủ điện bao gồm tiêu chuẩn về kích thước, vật liệu, độ dày của tấm, bảo vệ chống ăn mòn, chống cháy nổ, khả năng chịu tải và hướng dẫn lắp đặt.
  • TCVN 6223:2016 “Thiết bị điện – Tủ điều khiển và tủ điều khiển tập trung – Yêu cầu kỹ thuật”: Quy định các yêu cầu kỹ thuật về tủ điều khiển và tủ điều khiển tập trung, bao gồm các tiêu chuẩn về kích thước, cách điện, bảo vệ chống ăn mòn, chống cháy nổ, hệ thống sưởi, thông gió và nhiều yêu cầu khác.
  • TCVN 6946:2011 “Hệ thống đóng ngắt điện – Tủ đóng ngắt – Yêu cầu kỹ thuật”: Quy định các yêu cầu kỹ thuật về tủ đóng ngắt, bao gồm những tiêu chuẩn về kích thước, cách điện, bảo vệ chống ăn mòn, chống cháy nổ, hệ thống đóng ngắt và các yêu cầu khác.
  • TCVN 6669:2001 “Các thiết bị bảo vệ dòng điện”: Quy định các yêu cầu kỹ thuật và an toàn cho các thiết bị bảo vệ dòng điện được sử dụng trong hệ thống điện công nghiệp, bao gồm các tiêu chuẩn về tải, độ bền cơ học, cách điện và an toàn.

4. Quy trình sản xuất tủ điện công nghiệp

Sản xuất tủ điện công nghiệp là một quá trình đòi hỏi sự chính xác cao và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tủ điện, với vai trò là trái tim của hệ thống điện, đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối điện năng, bảo vệ thiết bị và điều khiển quá trình sản xuất.

>>Xem thêm TOP 15 xưởng sản xuất tủ điện chất lượng, giá tốt nhất hiện nay

4.1. Thiết kế và lập kế hoạch

  • Xác định yêu cầu: Hiểu rõ mục đích sử dụng, môi trường làm việc, các thiết bị sẽ lắp trong tủ.
  • Lập bản vẽ: Thiết kế chi tiết cấu trúc tủ, bố trí các thiết bị bên trong, đường dây điện và hệ thống điều khiển.
  • Chọn vật liệu: Lựa chọn vật liệu phù hợp cho vỏ tủ, các thanh ray, tấm chắn và các linh kiện điện khác.

4.2. Gia công vỏ tủ

Giai đoạn gia công vỏ tủ bao gồm:

Tiến hành gia công vỏ tủ điện công nghiệp
Tiến hành gia công vỏ tủ điện công nghiệp
  • Cắt và tạo hình: Sử dụng máy cắt CNC để gia công vỏ tủ từ các tấm thép không rỉ, thép mạ kẽm theo kích thước và thiết kế.
  • Đột lỗ và khoan lỗ: Tạo các lỗ cần thiết cho việc lắp đặt các linh kiện, kết nối cáp.
  • Uốn và gấp: Tạo hình dạng tủ thông qua các thiết bị uốn để bảo đảm sự chắc chắn và chính xác.
  • Hàn và mài: Hàn các góc nối và mài nhẵn bề mặt để tăng tính thẩm mỹ, an toàn khi sử dụng.

4.3. Sơn phủ bề mặt

Vỏ tủ được làm sạch và xử lý chống ăn mòn bằng cách phun cát hoặc hóa chất. Sau đó phủ sơn tĩnh điện lên bề mặt tủ để tăng độ bền, khả năng chống oxy hóa và đồng nhất về màu sắc.

4.4. Lắp ráp linh kiện và đấu nối dây

  • Lắp đặt các thiết bị: Lắp đặt các thiết bị đóng cắt, bảo vệ, điều khiển, các thành ray DIN và các phụ kiện khác vào tủ.
  • Kết nối dây dẫn: Kết nối các dây dẫn điện theo sơ đồ đấu nối đã thiết kế, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Kiểm tra: Kiểm tra lại các kết nối, độ chắc chắn của ốc vít và các thông số kỹ thuật khác.

4.5. Thử nghiệm

  • Thử nghiệm điện: Kiểm tra điện áp, dòng điện, cách điện, tiếp địa,...
  • Thử nghiệm cơ: Kiểm tra độ bền cơ học, khả năng chịu nhiệt, chịu rung động,...
  • Thử nghiệm môi trường: Kiểm tra bằng khả năng chịu nhiệt, độ ẩm, bụi,...
Thử nghiệm và kiểm tra
Thử nghiệm và kiểm tra

4.6. Hoàn thiện và bàn giao

  • Kiểm tra tổng thể: Kiểm tra lại toàn bộ tủ điện công nghiệp trước khi bàn giao.
  • Lập hồ sơ kỹ thuật: Cung cấp đầy đủ hồ sơ kỹ thuật cho khách hàng.
  • Bàn giao: Bàn giao tủ điện công nghiệp cho khách hàng cùng với hướng dẫn sử dụng và bảo trì.

5. 2DE - Sản xuất tủ điện công nghiệp: Đảm bảo chất lượng, an toàn hàng đầu

2DE là một trong những thương hiệu đáng tin cậy trong lĩnh vực sản xuất tủ điện công nghiệp tại Việt Nam. Với kinh nghiệm dày dặn và đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, 2DE cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng.

2DE sản xuất và lắp đặt tủ điện công nghiệp đạt chuẩn

 

  • Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế: IEC 61439, IEC 60529, đảm bảo khả năng vận hành ổn định, độ bền cao.
  • Vật liệu chất lượng cao: Sử dụng thép tấm sơn tĩnh điện, chống gỉ và chịu lực tốt.
  • Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp: Hỗ trợ thiết kế, sản xuất và kiểm tra chất lượng từng chi tiết; hỗ trợ  lắp đặt, bảo trì và sửa chữa.
  • Kiểm định nghiêm ngặt: Tủ điện được thử nghiệm cách điện, dòng rò và khả năng chịu tải trước khi bàn giao.
  • Công nghệ tiên tiến: Áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao trong từng chi tiết.

Với kinh nghiệm và sự tận tâm, 2DE tự hào là đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực sản xuất tủ điện công nghiệp. Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm đạt chuẩn, bền bỉ và an toàn, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hãy liên hệ với 2DE ngay hôm nay để nhận tư vấn và giải pháp tối ưu nhất cho hệ thống điện của bạn!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN 2DE VIỆT NAM

  • Nhà máy 1: Số 54, đường Yên Bình, phường Yên Nghĩa, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
  • Nhà máy 2: KM 16 + 390 Đại lộ Thăng Long, Xã Yên Sơn, H.Quốc Oai, TP. Hà Nội
  • Hotline: 0867.168.286
  • Website: https://2de.vn/

Địa chỉ:
Nhà máy 1:
Số 54, đường Yên Bình, phường Yên Nghĩa, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: KM 16 + 390 Đại lộ Thăng Long, Xã Yên Sơn, H.Quốc Oai, TP. Hà Nội
Gmal: Kinhdoanh1.2de@gmail.com
SĐT: 0867168286

Bài viết nổi bật
Thế nào là tủ ATS gia đình? Những ưu điểm của tủ ATS gia đình

Thế nào là tủ ATS gia đình? Những ưu điểm của tủ ATS gia đình

Tủ ATS gia đình đóng vai trò rất quan trọng để xử lý các sự cố về điện như: mất pha, sụt áp, mất điện…đảm bảo hệ thống điện của gia đình được an toàn. Hãy cùng 2DE Việt Nam tìm hiểu các thông tin chi tiết về thiết bị này trong phần nội dung bài viết sau đây nhé.
Dây tiếp địa thang cáp là gì? Công dụng, tính năng, cách dùng

Dây tiếp địa thang cáp là gì? Công dụng, tính năng, cách dùng

Dây tiếp địa thang cáp là vật dụng rất cần thiết để kết nối 2 thang cáp hay những phụ kiện tiếp xúc lại với nhau. Sản phẩm có khả năng chống cháy, chống sét và đảm bảo an toàn vượt trội cho người dùng. Để giúp bạn nắm bắt kỹ hơn lợi ích của loại dây này 2DE Việt Nam mang tới nội dung dưới đây.
Báo giá thang cáp 2025 - Chi tiết tính năng, công dụng, phụ kiện

Báo giá thang cáp 2025 - Chi tiết tính năng, công dụng, phụ kiện

2DE xin mời quý khách hàng cùng tham khảo bảng báo giá thang cáp được cập nhật mới nhất 2025 bao gồm 30 loại kích thước đang phổ biến trên thị trường hiện nay
Báo giá thang máng cáp sơn tĩnh điện mới 2025 (Thang và máng)

Báo giá thang máng cáp sơn tĩnh điện mới 2025 (Thang và máng)

2DE xin mời quý khách cùng xem ngay bảng báo giá thang máng cáp sơn tĩnh điện rất đầy đủ và chi tiết nhất 2024, liên hệ ngay 2DE để được tư vấn chi tiết về sản phẩm
Báo giá Máng cáp 50x50 mới nhất năm 2025 (Chi tiết cả phụ kiện)

Báo giá Máng cáp 50x50 mới nhất năm 2025 (Chi tiết cả phụ kiện)

Máng cáp 50x50 là loại máng cáp nhỏ nhất, có kích thước 50mm chiều rộng và 50mm chiều cao, được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng và hệ thống điện công nghiệp, dân dụng,...
Bảng giá Máng cáp điện 100x50 mới 2025 - Cập nhật mới 2 giờ trước

Bảng giá Máng cáp điện 100x50 mới 2025 - Cập nhật mới 2 giờ trước

2DE công bố bảng giá máng cáp 100x50 4 loại đang phổ biến trên thị trường hiện nay đó là mạ kẽm nhúng nóng, sơn tĩnh điện, Inox 201 và Inox 304, xin mời quý khách cùng xem chi tiết
No Image

Báo giá máng cáp 100x100 mới nhất || Mua ở đâu chất lượng

Máng cáp 100x100 là sản phẩm quan trọng trong hệ thống điện của các công trình, giúp bảo vệ và quản lý các loại dây cáp điện một cách gọn gàng và an toàn. Với kích thước 100x100 mm, máng cáp này thường được sử dụng cho các hệ thống dây dẫn lớn, đảm bảo các loại dây cáp không bị rối và tránh các tác động môi trường bên ngoài.
No Image

Bảng giá Máng cáp 200x50 các loại phổ biến thị trường hiện nay

Máng cáp 200x50 được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tự động hoá, khép kín bởi đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm. Sản phẩm được làm từ nhiều vật liệu khác nhau mang tới các đặc điểm riêng biệt. Để giúp mọi người nắm bắt rõ hơn về loại máng cáp này cũng như báo giá chi tiết 2DE Việt Nam mang tới nội dung dưới đây.
Báo giá Máng cáp 200x100 mới nhất 2025 - Sẵn kho số lượng lớn

Báo giá Máng cáp 200x100 mới nhất 2025 - Sẵn kho số lượng lớn

2DE xin gửi tới quý khách hàng bảng báo giá máng cáp 200x100 mới nhất được cập nhật 2 giờ trước, liên hệ ngay 2DE để được tư vấn sản xuất và nhận thêm nhiều ưu đãi
No Image

Bảng giá Máng cáp 300x100 mới nhất 2025 và các loại phụ kiện cần thiết

Máng cáp 300x100 là một sản phẩm được ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp làm đường dẫn lắp đặt, bảo quản đường truyền dây điện, mạng, dây cáp… Thiết bị được làm từ nhiều vật liệu và có giá thành khác nhau. Bài viết sau hãy cùng 2DE Việt Nam khám phá chi tiết hơn về dòng sản phẩm này.